Mục Lục
Thấm dột sàn nhà chủ yếu là do sàn nhà cũ đã bị cũ, nứt, hở hoặc do bị đọng nước nhiều lâu ngày. Ở những khu chung cư, việc chống thấm dột khá là khó khăn và chỉ khắc phục tạm thời.
Và các dịch vụ chống thấm dột trần nhà ngày một được phổ biến hơn trên thị trường. Cùng F24 tìm hiểu 3 cách xử lý chống thấm dột hiệu quả sau đây!
➡ Đơn Vị Sơn Chống Thấm Tường Nhà Uy Tín
Nguyên nhân và hậu quả khi bị thấm dột trần nhà
Nhận biết hiện tượng thấm dột trần nhà
Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn nứt hình chân chim, trần nhà chuyển màu, xuất hiện nhiều vết ố vàng, có chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới, hoặc bị mốc có rêu xanh,… Đây chính là những biểu hiện của nhà bị ngấm nước.
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước
Thấm dột trần nhà là do mái nhà bị hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở chung cư nếu bị thấm dột từ trần nhà thì do từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm rất khó khăn và chỉ khắc phục được tạm thời.
- Do vật liệu xây dựng và hoàn thiện có lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Qua thời gian sử dụng và điều kiện thời tiết có thể làm cho các lỗ li ti ngấm nước gây ra tình trạng thấm dột.
- Do vết nứt, lỗ hở hay trần nhà đã cũ
- Nước đọng trên mái nhà hay do mối nối của đinh lợp mái tôn cũng là nguyên nhân gây ra thấm dột, ẩm mốc.
Hậu quả khi không có phương án xử lý kịp thời
Khi trần nhà bị thấm nước sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện nấm mốc, phá hủy kết cấu bê tông, gây nứt tường nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện những vết ố vàng, hay lớp sơn tường bị phồng rộp, bong tróc khiến cho ngôi nhà trông mất thấm mỹ trầm trọng.
Ngoài ra việc trần nhà bị thấm dột còn gây ra khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Tình trạng kéo dài còn gây ra các bệnh về đường hô hấp, da liễu của các thành viên trong gia đình.
Vì vậy, khi trần nhà xuất hiện dấu nấm mốc, chúng ta cần tực hiện các cách xử lý trần nhà bị thấm nước kịp thời.
3 Cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả
Sử dụng CT-11A khắc phục trần nhà bị thấm
- Khả năng liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng. Nhờ đó bảo vệ trần nhà hoàn hảo, ngăn hoàn toàn nước thấm vào trần và ngôi nhà.
- CT-11A Plus Sàn là chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, độ bền lên đến hơn 15 năm.
Thi công:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng với 0.5l nước.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp trên với 1kg CT-11A và khuấy thật kĩ.
- Bước 3: Phủ 02-03 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
Xử lý trần nhà bị thấm dột bằng keo chống thấm
Sử dụng keo chống thấm là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả đối với trần nhà bê tông, mái tôn,… Không những vậy, keo chống thấm dột giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.
Chống thấm dột trần nhà bằng Sika
Chống thấm Sika một trong những kỹ thuật thi công chống thấm hàng đầu. Với những ưu điểm vượt trội đang được xem là giải pháp đáng tin cậy nhất. Đặc biệt, với tính ứng dụng cao, hầu như mọi hạng mục đều có thể cân nhắc đến cách xử lý này, và chống thấm trần nhà bằng Sika cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm của chống thấm bằng Sika
- Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý
- Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm
- Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh không
- Không phụ thuộc vào tay nghề thợ, không đòi hỏi thợ quá chuyên nghiệp
- Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để
Quy trình thực hiện thi công chống thấm của Bảo trì F24
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin tình trạng của khách hàng.
- Bước 2: Cử kỹ sư đến tận công trình để khảo sát thực tế nhanh.
- Bước 3: Báo cáo tình trạng và đưa ra báo giá.
- Bước 4: Thực hiện sửa chữa chống thấm.
- Bước 5: Kiểm tra kết quả chống thấm và an toàn kết cấu công trình.
- Bước 6: Bàn giao công trình.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với vấn đề thấm nước công trình, Xin hãy liên hệ đến Bảo trì F24 để được tư vấn cụ thể và giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.
Liên hệ Facebook: DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24